Sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) nhận được kiến nghị của cử tri TP. Đà Nẵng do Ban Dân nguyện chuyển đến. Cử tri kiến nghị Bộ VHTTDL quan tâm nghiên cứu, sớm đề xuất quy định về quốc phục của Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã có văn bản trả lời cử tri về vấn đề này. Văn bản nêu rõ, ngày 31/7/2013, Bộ VHTTDL đã ban hành quyết định về phê duyệt Đề án lễ phục Nhà nước, tổ chức cuộc thi, đặt hàng thiết kế cũng như các hội thảo lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn và xin ý kiến rộng rãi trên toàn quốc.
Cử tri kiến nghị Bộ VHTTDL quan tâm nghiên cứu, sớm đề xuất quy định về quốc phục của Việt Nam.
"Tuy nhiên, vấn đề quốc phục chưa nhận được sự đồng thuận, nhiều ý kiến trái chiều. Mặt khác, chưa có căn cứ pháp lý cho việc ban hành quy định về lễ phục Nhà nước", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trả lời.
Lãnh đạo Bộ VHTTDL ghi nhận ý kiến và sẽ tiếp tục nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền cho chủ trương xây dựng, bổ sung, hoàn thiện căn cứ pháp lý cho việc ban hành các quyết định liên quan đến trang phục, lễ phục nói riêng, biểu tượng văn hóa quốc gia nói chung.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 5/6, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết đã nghiên cứu nhận diện lễ phục, quốc phục là bộ áo quần có tính chất đặc trưng nhưng sau đó gặp vướng mắc về thẩm quyền công nhận, ký duyệt nên phải dừng lại.
“Chúng tôi biết đại biểu rất trăn trở và muốn giữ bản sắc văn hóa. Nhân đây, chúng tôi tha thiết đề nghị Quốc hội bổ sung khoảng trống pháp lý này, có thể giao cho một địa phương hay một bộ quản lý nào đó đưa vào trong luật để Chính phủ, bộ, ngành được thẩm quyền công nhận”, lãnh đạo Bộ VHTTDL phản hồi.
Câu chuyện về quốc phục Việt Nam được bàn thảo nhiều lần và nhận nhiều ý kiến tranh cãi, khen chê. Tuy nhiên lâu nay áo dài vẫn được tôn vinh nhờ gắn bó với hình ảnh của phụ nữ Việt. Nhiều chuyên gia thống nhất trang phục áo dài, văn hóa mặc áo dài là một nét văn hóa sống động, cần được bảo vệ và phát huy giá trị trong bối cảnh đương đại.
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 vừa khai mạc hôm 4/10.Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình - Chủ nhiệm CLB Đình Làng Việt - cho rằng việc chưa có văn bản nào chính thức công nhận áo dài là trang phục đại diện cho dân tộc Việt Nam làm nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý khi tà áo dài bị may, mặc sai.
Việc hoàn thiện thể chế cho trang phục áo dài là việc làm thiết thực để tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ vấn đề bản quyền, chính danh của áo dài Việt và là động lực trong việc giáo dục, quảng bá văn hóa Việt Nam.
Bài thơ gây tranh cãi trong sách Tiếng Việt lớp 5 05/10/2024 NSND Thanh Lam, NSƯT Kim Xuyến trình diễn áo dài ở Hoàng thành 05/10/2024 Viết về chiến tranh để khẳng định khát vọng hòa bình 04/10/2024Giải trí
Bộ phim khiến Tổng thống Pháp và Thị trưởng Rome (Italy) tranh luận
Giải trí
Từ Oscar đến Nobel Văn học, chiến lược giúp Hàn Quốc tạo cú nổ
Văn hóa
Dịch giả Việt và lần gặp nữ nhà văn Han Kang vừa giành Nobel Văn học 2024
Văn hóa
Mẹo mực ở show Anh trai
Văn hóa
Đăng thảo luận