Là công trình kiến trúc điêu khắc đẹp bậc nhất tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhưng đến nay cụm di tích Đền Bạch Vân và chùa Thịnh Xá đã xuống cấp, nhiều hạng mục hư hỏng cần được tôn tạo. Theo tìm hiểu, cụm di tích được xây dựng từ thời Hậu Lê. Trong đó Đền Bạch Vân được Tiến sĩ Đinh Nho Công xây dựng vào năm Canh Tuất (1670) tại khu vực Cồn Mai, làng Thịnh Xá, tổng Yên Ấp (nay là thôn Đức Thịnh, xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh).
Ngôi đền thờ người bạn là ông Trần Toản. Sau khi Tiến sĩ Đinh Nho Công mất, người dân địa phương đã thờ ông trong đền Bạch Vân với nghi thức như một vị Thành Hoàng của làng. Đến cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, đền Bạch Vân được tôn tạo lại khang trang, lộng lẫy với ba tòa Thượng - Trung - Hạ điện. Sau này, người dân xây dựng thêm gác chuông và chùa Thịnh Xá phía sau đền Bạch Vân để làm nơi hành lễ và sinh hoạt Phật giáo. Năm 2008, đền Bạch Vân và chùa Thịnh Xá được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa Thịnh Xá xuống cấp, chờ phương án để tôn tạo.
Đến nay, sau nhiều năm sử dụng, cụm di tích đã xuống cấp nghiêm trọng. Trong đó đền Bạch Vân trải qua 300 năm tồn tại cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử, hiện di tích này đang bị xuống cấp. Ghi nhận tại đền hai con ngựa gỗ, cổ kiệu, bàn thờ, hương án, bộ nghi trượng, cờ hiệu cũng đã hư hỏng.
Đặc biệt công trình chùa Thịnh Xá mặc dù được nâng cấp vào năm 2004, song đến nay đã xuống cấp, mối mọt tại các phần gỗ. Riêng cổng tam quan dẫn vào chùa xiêu vẹo, nhiều mảng tường bong tróc, mái nhà gãy đổ xiêu vẹo. Phần mái ngói thượng điện đã bị dột, mái ngói nứt vỡ khiến nước mưa thấm vào bên trong; nhiều hoạ tiết hổ phù, rồng phượng không còn rõ nét…
Nhiều hạng mục tại cụm di tích đã xuống cấp, hư hỏng.
Hệ thống mái nhà, cột bê tông gãy, xiêu vẹo.Bà Nguyễn Thị Hồng (trú xã An Hoà Thịnh) cho biết cụm di tích đền Bạch Vân và chùa Thịnh Xá không chỉ là chốn linh thiêng nơi người dân khắp nơi về thắp hương chiêm bái mà còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc hiếm có. Vì thế khi di tích xuống cấp, người dân nóng lòng chờ tôn tạo, bảo vệ di tích.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Đông - Chủ tịch UBND xã An Hòa Thịnh - cho biết trước tình trạng di tích xuống cấp, từ đầu năm 2024, xã đã làm tờ trình lên cấp trên để xin nguồn hỗ trợ trùng tu, tôn tạo. Hiện nay, địa phương vẫn chờ nguồn kinh phí để thực hiện.
Đường vào di tích quốc gia xuống cấp nghiêm trọng 14/07/2024 Di tích lịch sử quốc gia ở Cà Mau xập xệ, xuống cấp 25/08/2024 Di tích lịch sử quốc gia Ngục Kon Tum bị xuống cấp 26/01/2024 Hàng loạt di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia hư hỏng, xuống cấp 16/02/2023 Di tích lịch sử Bến Nghiêng Đồ Sơn xuống cấp nghiêm trọng 31/10/2021Giải trí
Thứ giết chết phim truyền hình
Văn hóa
'Ma quỷ' ngập tràn phố cổ Hà Nội
Văn hóa
Lý do liên hoan sân khấu kỷ niệm 70 Giải phóng Thủ đô tổ chức muộn cả tháng
Văn hóa
Cận cảnh ngôi mộ cổ nghi của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Văn hóa
Đăng thảo luận