Bài viết dưới đây chia sẻ câu chuyện của ba chàng trai, Thành Long, Ngọc Lâm và Văn Hồng, ba mảnh ghép không thể thiếu kiến tạo nên FSEL. Họ không chỉ là những người phát triển sản phẩm mà còn là những người trong cuộc, hiểu rõ nỗi đau và mong muốn của học sinh.
Long có nghĩ rằng FSEL có thể tiến xa như ngày hôm nay không?
Bốn năm qua là một chặng đường dài với nhiều khó khăn, thử thách đối với FSEL. Thời điểm bắt đầu triển khai dự án, em cùng anh Brandon - giám đốc học thuật FSEL hiện tại đã đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau để triển khai việc học tiếng Anh trên cả nước với điểm chung là mong muốn tất cả học sinh Việt Nam có thể chạm tay vào chất lượng giáo dục hàng đầu.
Thời điểm FSEL gặp thất bại đầu tiên về công nghệ, em đứng ra làm rất nhiều công việc giống như một trợ lý dự án. Cũng vào thời điểm này FSEL gặp những con người đúng người, đúng thời điểm. Đó là anh trưởng phòng công nghệ của FSEL, thầy Zach - người đã có gần 20 năm theo đào tạo tiếng Anh cho giáo viên Việt Nam, về làm CEO của FSEL và đặc biệt là sự góp mặt của anh Nguyễn Đại Phúc, Việt Kiều Pháp với kinh nghiệm tạo ra và phát triển các sản phẩm công nghệ ứng dụng ở nhiều nước châu Âu, làm Giám đốc công nghệ FSEL.
FSEL hội tụ đúng con người, đúng thời điểm
Long đã trải qua những thất bại nào trước khi đạt được giấc mơ của mình?
Nỗi đau đầu tiên trên đường đến với ước mơ đó là em phải trả một cái giá quá đắt cho việc học tiếng Anh. Ngày cấp 2, tiếng Anh của em rất kém, nhiều lúc tủi nhục, bị các các bạn trêu đùa và chê cười nhưng em vẫn không thể học được do thiếu môi trường tốt và giáo trình chuẩn. Gia đình đã đầu tư rất nhiều tiền cho em học tiếng Anh, học 1:1 với thầy nhưng phải chật vật lắm em mới đủ điểm vào một trường cấp 3 ở Nhật.
Là người Việt Nam duy nhất ở trường, em gặp khủng hoảng sốc văn hóa và tự ti về trình độ tiếng Anh. Em đã mất 6 tháng để theo kịp các bạn vì vậy mà tốt nghiệp muộn hơn các bạn một năm.
Hồng và Lâm làm như thế nào để duy trì được sự hứng thú cho học sinh khi tham gia lớp học online FSEL?
Lâm: Em hiểu các bạn cần gì ở lớp học online. Về trải nghiệm, phải thuận tiện, dễ dùng, về giao diện phải thú vị, hấp dẫn, có yếu tố trò chơi thư giãn để giảm bớt áp lực học tập và căng thẳng.
Đối với em, từng thiết kế trên FSEL đều được coi là một kiệt tác nên em dồn mọi tâm sức vào đó. Em coi như chính bản thân em đang ngày ngày vào học ở FSEL nên em thấu hiểu các bạn học sinh.
FSEL được thiết kế bởi chính những “người trong cuộc” thấu hiểu nhu cầu của học sinh
Hồng: Cũng như Lâm, em cũng đặt mình như một học sinh đi học ở FSEL. Thứ nhất em hướng đến sản phẩm đó phải tiện lợi, thông minh, dễ dùng; thứ hai là đa dạng hóa về công nghệ. Bây giờ số lượng app trên thị trường quá nhiều, nếu không làm ra một cái gì đó đặc biệt thì sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Vì thế, chúng em luôn cố gắng sáng tạo để có được những trải nghiệm đặc biệt, để lại ấn tượng sâu sắc cho người dùng.
FSEL có tự tin bứt phá và giữ chân người dùng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các app công nghệ hiện nay?
Hồng: Em nhận thấy phần lớn các lớp học online hiện đang giống như một kho video bài giảng có sẵn, không có sự tương tác đủ nhiều để người học có thể hiểu được. Còn ở FSEL, điểm mạnh là có rất nhiều điểm dừng tương tác, giúp học sinh có thể tương tác trực tiếp trên bài giảng. FSEL cũng bổ sung một số tính năng để học sinh học tập không nhàm chán đó là những diễn đàn, phần thưởng để đổi quà...
Lâm: FSEL phải đảm bảo sự độc đáo, giá trị ở học thuật và sự tương tác trực tiếp trong từng bài giảng và tất nhiên về thiết kế cũng phải vừa bắt trend, vừa tạo trend để thu hút học viên. Những đối thủ đi trước họ đã xây dựng được thói quen cho người dùng với sản phẩm của họ, mình phát triển sau là một thử thách nhưng cũng chính là cơ hội.
Long hãy chia sẻ về ý tưởng sáng tạo ra hình ảnh phi hành gia trong FSEL?
Hình tượng phi hành gia là người tiên phong, dẫn dắt nhân loại khám phá những miền đất mới. Đó là khi em nghĩ đến FSEL và sứ mệnh của FSEL là tiên phong, đưa tất cả người dân Việt Nam, từ người đang đi học, đi làm cho đến những người ở độ tuổi lớn hơn có thể nói tiếng Anh một cách lưu loát. Không chỉ tiếng Anh mà cả các ngôn ngữ khác. FSEL sẽ giúp mọi học sinh được trở thành phi hành gia, khám phá những vùng đất tri thức mới và thực hiện ước mơ của mình.
Hiện tại, các bạn tự hào nhất về FSEL ở điều gì?
Long: Từ đầu năm 2024, FSEL đã triển khai các đợt học trải nghiệm dành cho học sinh, sinh viên ở nhiều tỉnh thành và quốc gia với mong muốn hoàn thiện sản phẩm trước khi ra mắt thị trường chính thức. Đến tháng 7 vừa qua, nhóm học sinh đủ điều kiện của Học kỳ trải nghiệm đã tham gia kỳ thi tiếng Anh Cambridge và IELTS, đều gặt hái kết quả vô cùng ấn tượng. Với kỳ thi tiếng Anh Cambridge, 100% học viên đạt và vượt điểm mục tiêu. Còn với kỳ thi IELTS, 90% học viên đạt điểm mục tiêu và có điểm số trung bình các kỹ năng từ 6,5 trở lên.
Nhóm học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi tiếng Anh Cambridge và IELTS sau một khóa học trên FSEL
Vào tháng 4/2024, FSEL đã vinh dự nhận giải Sao Khuê 2024 cho hạng mục “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.
Tháng 7 vừa qua, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành thẩm định và đánh giá FSEL là nền tảng công nghệ đáp ứng chất lượng học tập để học sinh có thể học tập và đạt được mục tiêu học tập tương đương như học tại trung tâm Anh ngữ thông thường.
Cụ thể, Ban Đề án đánh giá FSEL phát huy được tối đa hiệu quả của lớp học tiếng Anh truyền thống và khắc phục được nhược điểm cá nhân hóa mà lớp học truyền thống khó đạt được như: thúc đẩy sự tham gia tích cực của người học xuyên suốt vào bài giảng, nâng cao năng lực và thói quen tự học của người sử dụng, hỗ trợ học sinh Việt Nam trên mọi vùng miền có cơ hội được học tiếng Anh bài bản, theo lộ trình với đội ngũ giáo viên nước ngoài chất lượng.
Nhìn về tương lai của FSEL, Thành Long, Ngọc Lâm và Văn Hồng đều mang trong mình niềm hy vọng, không chỉ với sự phát triển nền tảng mà xa hơn là câu chuyện học tiếng Anh của người Việt. Chúng em đều tin rằng, “sự xuất hiện của FSEL sẽ thúc đẩy hơn việc học tiếng Anh của học sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chúng em hy vọng FSEL sẽ nâng tầm việc học tiếng Anh cho thế hệ trẻ Việt Nam tại khắp mọi miền Tổ quốc, để tất cả mọi người đều có cơ hội được học tiếng Anh.”.
Xem nhiềuGiáo dục
Nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ
Giáo dục
Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
Giáo dục
Hà Nội yêu cầu siết chặt quản lý điện thoại trong trường học
Giáo dục
Nữ sinh lớp 6 xuất bản tiểu thuyết bằng tiếng Anh trên toàn cầu
Giáo dục
Đăng thảo luận