Khát vọng trở thành người nổi tiếng lớn đến mức nhiều người chấp nhận đánh liều để có thể biến giấc mơ của mình thành hiện thực

Câu chuyện Hồ Văn Cường và công ty quản lý cũ (cố ca sĩ Phi Nhung) vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sự đúng sai không thể phân biệt rõ ràng khi người trong cuộc đều có lý lẽ của riêng mình.

Bài học đau thương

Điều đọng lại với khán giả chính là lùm xùm về việc cố ca sĩ Phi Nhung bị nghi ngờ đã "trục lợi trên sức lao động của một đứa trẻ là Hồ Văn Cường" còn Hồ Văn Cường bị chê trách là "đứa vô ơn, phản phúc". Nhiều người cho rằng Phi Nhung đã sử dụng sức lao động của Hồ Văn Cường mà không có những bù đắp thỏa đáng. Trong khi đó, phía cố ca sĩ đã rất tự hào khi có thể đưa một đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn như Hồ Văn Cường đến trường và vào đại học.

Rõ ràng Hồ Văn Cường là một ngôi sao "nhí" tiềm năng với nhiều lời mời biểu diễn nhưng vẫn phải ăn nhờ ở đậu nhà cố ca sĩ Phi Nhung, trong khi các ngôi sao đồng trang lứa đã có thể sắm nhà lầu, xe hơi cho gia đình. Vì vậy, Hồ Văn Cường cần những bù đắp vật chất chứ không chỉ là những trang bị về tri thức. Không gặp nhau về quan điểm nên việc bất đồng giữa ca sĩ và công ty quản lý tất yếu xảy ra.

 Lò luyện sao và cuộc hợp tác nhiêu khê (*): Những tảng băng chìm 第1张

Nhạc sĩ Tăng Nhật Tuệ và thành viên nhóm Zero9 trong một sự kiện, thời điểm mối quan hệ còn hòa hợp. (Ảnh: TÂM NGUYỄN)

Đây chỉ là nhận định trái chiều của một bộ phận khán giả nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít đến danh tiếng và những nỗ lực của cả hai bên. Đến nay, một người đã mất, người còn lại vẫn đi hát nhưng tình cảm của khán giả dành cho họ ít nhiều đã không còn trọn vẹn như xưa.

Ca sĩ sẽ ký hợp đồng với những điều khoản kéo dài, ví dụ trong 5 năm, mức chia doanh thu cố định. Khi ca sĩ ở vạch xuất phát, điều khoản này khiến họ hài lòng. Nhưng khi ca sĩ đó vươn đến vị thế mới thì cục diện sẽ đảo chiều.

Sự hợp tác giữa ca sĩ và công ty quản lý là sự cộng sinh. Ca sĩ trực tiếp kiếm tiền cho công ty từ việc phát hành nhạc, chạy sô, ký hợp đồng quảng cáo… Công ty quản lý là bệ đỡ, giúp ca sĩ tối ưu mọi hoạt động trong các khâu: truyền thông, marketing, tìm kiếm sô diễn và tài trợ, quản lý hệ thống nhạc số nhằm sớm tìm được chỗ đứng trên thị trường ca nhạc. Trong điều kiện lý tưởng nhất, công ty sẽ hỗ trợ ca sĩ đến từng chi tiết nhỏ nhất như chuẩn bị trang phục, kiểm soát giờ giấc sinh hoạt. Còn ca sĩ chỉ cần "hát hay và nhảy đẹp".

Tỉ lệ ăn chia 7-3, 6-4 hay 5-5 đều là những tỉ lệ hợp lý trong guồng máy vận hành của showbiz Việt. Bởi lẽ, công ty quản lý đóng vai trò đầu tư về mọi mặt. Còn ca sĩ chỉ cần tập trung vào chuyên môn, nên không thể đòi hỏi quyền lợi như khi hoạt động độc lập. Với hầu hết ca sĩ trẻ, việc đầu quân cho một công ty quản lý là phương thức hiệu quả và an toàn nhất bởi vì "chẳng có gì để mất trong khi cái được chính là cơ hội".

Nhưng những cú bắt tay giữa công ty quản lý và ca sĩ ở showbiz Việt lắm lúc có cái kết không êm đẹp. Gần như năm nào cũng xuất hiện một vụ lùm xùm giữa ca sĩ và công ty quản lý. Thậm chí, đôi bên còn lôi nhau ra tòa để kiện tụng.

Vụ Kay Trần rời công ty của Sơn Tùng gây ầm ĩ trên truyền thông và mạng xã hội. Giới giải trí đồn thổi chuyện Kay Trần chia tay Sơn Tùng vì phật lòng với định hướng của công ty. Sau 2 năm, giọng ca "Phía sau em" chỉ tung 1 MV và 1 sô diễn trong giai đoạn là nghệ sĩ độc quyền của công ty quản lý.

Đó là hệ quả của sự hợp tác không suôn sẻ giữa ca sĩ và công ty quản lý. Sự chủ quan trong khâu đàm phán hợp đồng là yếu tố chính dẫn tới sự bất hòa của các ca sĩ với công ty quản lý.

"Ác mộng" trong thế giới showbiz

Những nghi vấn lạm dụng, tấn công tình dục hay thậm chí nghi ngờ đổi chác tình dục giữa nghệ sĩ và công ty quản lý cũng làm dậy sóng dư luận.