Nguyễn Quỳnh Giang - sinh viên năm 6, Khoa Y, Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, Đại học Quốc gia TPHCM vừa vinh dự trở thành một trong 20 người nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2024, do T.Ư Đoàn chủ trì phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức.
Chọn lối đi riêng
Năm ba đại học, khi biết tin TS. Bùi Chí Bảo (giảng viên Khoa Y) đang tuyển sinh viên để hướng dẫn, Giang đã “chớp” cơ hội này, đăng ký và may mắn được thầy tin tưởng lựa chọn.
Thời gian đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, Giang tự nhận bản thân như một tờ giấy trắng. Thậm chí, cô bạn còn cảm thấy đuối sức khi phải thu nhận một lượng kiến thức mới và rèn giũa những kỹ năng phòng thí nghiệm đầy lạ lẫm.
Tuy nhiên, điều đó không khiến Giang chùn bước. Sau khi trao đổi với thầy giáo hướng dẫn, nữ sinh đã mạnh dạn chọn theo đuổi đề tài “Nghiên cứu về sự biến tính collagen trong mô khối u nguyên bào thần kinh trẻ em”.
Nguyễn Quỳnh Giang - sinh viên năm 6, Khoa Y (Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, Đại học Quốc gia TPHCM).
Khi ngày càng nhiều người phải đối mặt với căn bệnh ung thư, Giang nhận thấy rõ những hạn chế trong việc tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Trong đó, căn bệnh do u thần kinh gây ra có tỷ lệ điều trị thành công rất thấp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Với tính hiếu kỳ của mình, Giang chọn nghiên cứu về một vấn đề mới mẻ và kỳ vọng góp phần giải quyết được khó khăn nào đó trong y học hiện nay.
Cụ thể, đề tài nghiên cứu của nữ sinh đi sâu vào so sánh công nghệ cắt hủy nhiệt (nóng và lạnh) và sự biến tính của collagen trong việc điều trị u nguyên bào thần kinh ở trẻ em.
Kết quả nghiên cứu kết luận, sự biến tính của collagen trong vi môi trường khối u sẽ ảnh hưởng đến một số con đường tín hiệu và sự phát triển của khối u nguyên bào thần kinh. Việc cắt hủy nhiệt nóng sẽ làm biến tính collagen trên mô khối u, từ đó có thể giảm sự cứng, giảm sự di căn và phát triển của mô hình khối u.
Việc phát triển phương pháp điều trị bằng laser không chỉ giúp điều trị triệt để khối u, mà còn giảm gánh nặng về mặt y tế và kinh tế cho bệnh nhân.
Theo Quỳnh Giang, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến tác động của việc cắt hủy bằng laser trong vi môi trường, đặc biệt là trên collagen và hệ miễn dịch các u nguyên bào thần kinh. Hơn nữa, việc áp dụng cắt hủy bằng laser trên u nguyên bào thần kinh cũng là một chủ đề bỏ ngỏ, chưa có câu trả lời.
"Chính vì lẽ đó, em đặt nhiều tâm huyết vào bài nghiên cứu này, với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ mở ra một phương pháp phẫu thuật mới, sử dụng laser nhiệt để điều trị các khối u có kích thước nhỏ, nhưng khó cắt bỏ bằng phương pháp truyền thống”, Giang nói.
Công bố khoa học này cũng giúp Giang xuất sắc giành được Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục bậc đại học năm 2023.
Quỳnh Giang (bên phải ảnh) xuất sắc giành được Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục bậc đại học năm 2023.
Nghiên cứu bằng sự say mê
Từ khi nhận đề tài, cuộc sống sinh viên của Giang ít màu sắc hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Bởi cô bạn chỉ xoay quanh chuyện học và nghiên cứu.
Giai đoạn đầu thực hiện, Giang gần như "cộng sinh" với laptop để đọc, học, và bổ sung kiến thức về xác suất thống kê, phân tích dữ liệu - nền tảng quan trọng cho hoạt động nghiên cứu.
“Đó là khoảng thời gian mà mình không bao giờ muốn nhớ lại, bởi mình phải xử lý lượng kiến thức khó nhằn và vô tận, trong khi chỉ có 3 - 4 tiếng mỗi đêm để nghỉ ngơi”, Giang nói.
Nguyễn Quỳnh Giang (thứ 2 từ bên phải) tham gia Lễ trao giải Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka năm 2022.Ở phòng thí nghiệm suốt nhiều tháng, Giang chỉ lặp đi lặp lại các công việc thí nghiệm và chạy kết quả. “Nếu không có đủ sự tò mò và mong muốn khám phá kết quả, mình sẽ rất khó để theo đuổi nghiên cứu này đến cùng”, cô tâm sự.
Theo Giang, nghiên cứu khoa học là một hành trình dài đòi hỏi sự kiên trì và hy sinh cả sức khỏe và thời gian. Với Giang, chính điều này đã làm nên vẻ đẹp của việc nghiên cứu.
“Vẻ đẹp của nghiên cứu nằm ở sự cố gắng hết sức, sự kiên trì theo đuổi một kết quả mà bạn không hề biết trước. Đặc biệt hơn, vẻ đẹp của nghiên cứu còn toát lên từ giá trị mà nó mang lại cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội”, Giang chia sẻ.
Trong tương lai, nữ sinh dự định theo đuổi chương trình bác sĩ nội trú để chuyên sâu hơn về kiến thức lâm sàng. Bên cạnh đó, cô vẫn sẽ tiếp tục nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê nghiên cứu, hướng tới những đóng góp thiết thực cho nền y tế nước nhà.
Một số thành tích nổi bật của Quỳnh Giang:
- Đồng tác giả 1 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục Q1;
- Giải Nhất giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 24 năm 2022;
- Giải Nhất giải thưởng KHCN dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2023;
- Nhận 2 Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo năm 2023 do T.Ư Đoàn trao tặng;
- Giải Nhì cuộc thi Sinh viên sáng tạo ý tưởng nghiên cứu khoa học năm 2024.
Tiến sĩ 9x đam mê nghề y từ nhỏ, có 12 công bố khoa học quốc tế về bệnh lao 02/06/2023 Phát động Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024 02/09/2024 Đảng viên trẻ là thủ khoa đầu vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 12/10/2024 Nhóm nhà khoa học trẻ lập 'phòng thí nghiệm ảo' cho hàng triệu học sinh 28/08/2024 3 nữ sinh tên Linh cùng là thủ khoa đại học với điểm tuyệt đối 27/08/2024Giới trẻ
Giới trẻ nô nức check-in vườn hoa dưới chân cầu Long Biên
Giới trẻ
Thanh niên dọn bùn khu vực Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Giới trẻ
Bạn trẻ vượt trăm cây số chở chăn và áo ấm tặng học sinh vùng cao
Giới trẻ
Bạn trẻ Đà Nẵng sáng tạo số xây dựng thành phố tương lai
Giới trẻ
Đăng thảo luận