Tình hình mưa lũ, sạt lở sau cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) tại các tỉnh phía Bắc đã khiến cuộc sống của hàng triệu người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Con số thương vong vẫn đang tiếp tục tăng lên, trong đó có nhiều vụ tử vong thương tâm do đuối nước.
Mới đây, Chương trình Vận động Chính sách Y tế toàn cầu (GHAI) thuộc Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids (Chiến dịch Trẻ em không thuốc lá) đã tổ chức hội thảo về tuyên truyền phòng chống đuối nước tại Thái Lan cho một số quốc gia ưu tiên, trong đó có Việt Nam.
Nhân dịp này, phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus trò chuyện với Thạc sỹ Đoàn Thu Huyền, Giám đốc quốc gia của Chiến dịch Trẻ em không thuốc lá về giải pháp tuyên truyền phòng chống đuối nước tại Việt Nam.
Nâng cao nhận thức về phòng chống đuối nước
- Xin bà chia sẻ khát quát về chương trình phòng chống đuối nước do Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids triển khai tại các quốc gia?
Bà Đoàn Thu Huyền: Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố, ước tính có hơn 300.000 người tử vong do đuối nước vào năm 2021. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng của y tế công cộng và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn cầu đối với trẻ em và thanh thiếu niên dưới 25 tuổi.
Trường Tiểu học số 1 Quảng Phước, Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: GHAI)Có một thực tế đáng buồn là hơn 90% số trường hợp tử vong do đuối nước xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Từ năm 2017, chúng tôi bắt đầu triển khai chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em tại Việt Nam, sau đó, mở rộng tại Bangladesh, Uganda và Hoa Kỳ. Các hoạt động của chúng tôi tập trung vào đào tạo bơi an toàn cho trẻ em, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước, truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng về gánh nặng của đuối nước và các biện pháp phòng tránh cho người dân.
Thạc sỹ Đoàn Thu Huyền, Giám đốc quốc gia của Chiến dịch Trẻ em không thuốc lá tại Việt Nam. (Ảnh: NVCC)- Chương trình này đã đạt được những kết quả tích cực như thế nào tại Việt Nam?
Đăng thảo luận