(NLĐO) - Một sự kiện thảm khốc đã suýt nữa bẻ gãy con đường tiến hóa của sự sống Trái Đất.
Một nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi Đại học Southampton (Anh) phát hiện ra rằng sự tương tác tai hại giữa đại dương và các lục địa từng tạo nên một "địa ngục" khổng lồ ngay trên Trái Đất, suýt nữa tước bỏ cơ hội ra đời của nhiều loài hiện tại.
Điều đó xảy ra khoảng 185-85 triệu năm về trước.
Bản đồ thế giới đại Trung Sinh, khi đất đai Trái Đất chia thành 2 siêu lục địa - Ảnh: ĐẠI HỌC SOUTHAMPTON
Theo bài công bố trên tạp chí Nature Geoscience, đó không phải là một sự kiện kéo dài suốt 100 triệu năm xuyên từ kỷ Jura sang kỷ Phấn Trắng, mà là một loạt sự kiện, cái này vừa lui, cái kia lại ập tới.
Trong mỗi sự kiện, lượng oxy hòa tan trong đại dương toàn cầu bỗng nhiên bị giảm sút nghiêm trọng, biến các vùng nước từng nuôi dưỡng sự sống ban đầu trở thành địa ngục khổng lồ.
Nhiều sinh vật biển đã bị tàn sát trong "địa ngục đại dương" không thể thở nổi này. Nhưng không chỉ có chúng.
"Các sự kiện thiếu oxy đại dương giống như việc nhấn nút thiết lập lại hệ sinh thái của hành tinh" - tác giả chính Tom Gernon, giáo sư Khoa học Trái Đất tại Đại học Southampton, giải thích.
Nếu thiếu may mắn hơn, các sự kiện thuộc loại này đủ bẻ gẫy con đường tiến hóa của sinh vật Trái Đất, tạo nên một ngày tận thế thực sự hoặc ít ra khiến phần lớn các sinh vật ngày nay không có cơ hội tồn tại.
Vấn đề là cái gì đã định nhấn vào nút "thiết lập lại" nguy hiểm đó.
Nhóm tác giả từ Anh - Úc - Hà Lan - Canada - Mỹ này phát hiện ra rằng đó chính là các lục địa.
Nhóm nghiên cứu đã kết hợp các phân tích thống kê và mô hình máy tính phức tạp để khám phá cách các chu trình hóa học trong đại dương có thể phản ứng khả thi như thế nào với sự tan rã của siêu lục địa phía Nam Gondwana.
Thời kỳ đó, Gondwana ngập đầy khủng long, trong khi siêu lục địa phía Bắc Lausaria thì vắng vẻ hơn nhiều.
Đại Trung Sinh - bao trùm các kỷ Tam Điệp, Jura và Phấn Trắng - chứng kiến sự tan rã của Gondwana.
Nhưng vào giai đoạn từ cuối kỷ Jura cho đến giữa kỷ Phấn Trắng, sự tan rã trở nên khốc liệt hơn.
Điều này gây ra các đợt hoạt động núi lửa dữ dội trên toàn thế giới.
Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển và các đáy biển mới hình thành, một lượng lớn phốt pho - chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự sống, đã được giải phóng từ các loại đá núi lửa đang phong hóa vào đại dương.
"Nhưng điều quan trọng là chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng về nhiều đợt phong hóa hóa học trên cả đáy biển và lục địa, xen kẽ làm gián đoạn các đại dương” - các tác giả cho biết.
Các yếu tố từng làm sự sống khởi đầu này một lần nữa làm bùng nổ sự sống đại dương một cách quá mức.
Ảnh độc về "thế giới song song" giống hệt nơi Trái Đất trú ngụĐỌC NGAY
Sự gia tăng hoạt động sinh học đã dẫn đến một lượng lớn vật chất hữu cơ chìm xuống đáy đại dương, nơi chúng tiêu thụ một lượng lớn oxy.
Và kết quả là một đại dương bị bơm quá nhiều yếu tố thuận lợi cho sự sống lại mất đi thứ mà sự sống cần có để duy trì: Oxy. Nó trở thành một mảnh đất bị bón phân quá mức, không gì sống nổi, hóa thành một địa ngục thực sự.
Đăng thảo luận
2024-10-22 19:05:26 · 来自121.77.189.232回复
2024-10-22 19:15:36 · 来自182.89.148.162回复
2024-10-22 19:25:38 · 来自210.43.199.189回复
2024-10-22 19:35:30 · 来自61.233.252.195回复
2024-10-22 19:45:28 · 来自121.76.108.209回复
2024-10-22 19:55:54 · 来自36.57.175.98回复
2024-10-22 20:05:51 · 来自222.50.221.158回复
2024-10-22 20:15:53 · 来自171.12.78.69回复
2024-10-22 20:25:39 · 来自222.63.54.152回复
2024-10-22 20:35:57 · 来自222.25.175.35回复
2024-10-22 20:45:49 · 来自171.12.232.159回复
2024-10-22 20:55:37 · 来自182.84.9.80回复
2024-10-22 21:05:35 · 来自121.77.216.172回复
2024-10-22 21:15:21 · 来自139.214.75.218回复