Ngày 22/8, TS. Trần Nam Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM) cho hay, trong năm học mới, nhà trường sẽ thí điểm giảng dạy 5 môn học đại cương ở bậc đại học. Học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 đều được quyền đăng ký theo học.
Học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM) trong một trại hè do Trường đại học Bách Khoa tổ chức. Ảnh: Trường đại học Bách Khoa
“Các môn học này sẽ được dạy theo hình thức trực tuyến và thi trực tiếp. Những tín chỉ này sẽ được công nhận khi các em học tiếp bậc đại học tại các trường thuộc hệ thống ĐH Quốc gia TPHCM”, ông Dũng nói.
Theo vị Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, nhà trường vừa triển khai một phiên làm việc online với học sinh để giới thiệu về chương trình này. Tỷ lệ học sinh đăng ký học khá đông, bao gồm cả học sinh lớp 10. Tuy vậy, cũng có nhiều em đăng ký theo phong trào, do tính mới lạ, muốn thử sức.
Ông Dũng đánh giá, chương trình học sẽ phù hợp với học sinh lớp 12, khi các em đã có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp và chọn lựa được trường đại học phù hợp. Cùng với đó, việc học sinh THPT được sớm tiếp cận với các chương trình học ở bậc đại học sẽ giúp các em định hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng hơn.
Cuối tháng 12 năm ngoái, tại hội nghị thường niên của ĐH Quốc gia TPHCM, PGS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết một trong những điểm mới của đại học này trong năm 2024 là triển khai thí điểm một số môn học chung và công nhận tín chỉ cho học sinh THPT giỏi vượt trội theo phương thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp.
ĐH Quốc gia TPHCM đang xây dựng quy chuẩn, điều kiện cụ thể cho kế hoạch này. Chương trình hướng đến học sinh tài năng ở tất cả trường phổ thông, không chỉ trong trường chuyên. Dự kiến, học sinh học qua hệ thống bài giảng trực tuyến MOOC của các trường thành viên, sau đó dự thi trực tiếp để được công nhận tín chỉ.
Theo ông Quân, nhiều đại học lớn trên thế giới đã triển khai mô hình này. Tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), các tài năng đặc biệt có thể theo học từ 13, 14 tuổi, đến 16-18 tuổi tốt nghiệp đại học, 20 tuổi lấy bằng tiến sĩ.
“Nếu hình thức này được mở ra sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các học sinh xuất sắc. Những em học sinh này sẽ có cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học sớm, từ đó sẽ có cơ hội hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn. Ngoài ra, học sinh sẽ còn được định hướng nghề nghiệp, làm quen sớm với môi trường đại học. Sinh viên sẽ có thể rút ngắn thời gian học tối đa được một năm, nếu trước đó có tham gia hình thức học tập này”, PGS Vũ Hải Quân nhận định.
Học sinh THPT được học tín chỉ đại học: Tránh tình trạng ‘thiên tài sớm nở tối tàn’ 21/02/2024 Học sinh THPT được học tín chỉ đại học: Chuyên gia nói gì? 17/01/2024 Học sinh THPT có thể học tín chỉ đại học 15/01/2024Giáo dục
Quảng Ninh miễn phí 167 tỷ đồng học phí cho học sinh năm học 2024 - 2025
Giáo dục
Tranh cãi chuyện giải tán ban phụ huynh
Giáo dục
TPHCM: Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường
Giáo dục
Trường học chỉ phát giấy khen học sinh ủng hộ bão lũ từ 100.000 đồng trở lên
Giáo dục
Đăng thảo luận