Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang (Hà Tĩnh) nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển. Nơi đây được biết đến là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam, trong đó có nhiều loài nguy cấp quý hiếm cần được ưu tiên bảo tồn.
Với diện tích rừng tự nhiên hơn 57.000ha, VQG Vũ Quang được xác định là vùng sinh thái có mức độ ưu tiên toàn cầu và có giá trị quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học cho cả Việt Nam và khu vực ASEAN.
Ông Thái Cảnh Toàn, Phó giám đốc VQG Vũ Quang cho biết, từ tháng 11/2023 đến nay, VQG Vũ Quang phối hợp với thực hiện dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (Dự án VFBC) - Bộ NN&PTNT do WWF-Việt Nam thực hiện đã đặt và thu 85 điểm bẫy ảnh nhằm phục vụ hoạt động giám sát đa dạng sinh học. Qua kiểm tra, đơn vị này ghi nhận có 58 loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có 9 loài đặc hữu của dãy Trường Sơn.
Thông qua bẫy ảnh ghi nhận các loài động vật hoang dã, quý hiếm gồm: Khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, mang thường, sơn dương, nai, tê tê, chồn bạc má, cầy vòi mốc, cầy gấm, chồn họng vàng, triết bụng vàng, triết chỉ lưng, dúi, mèo rừng, sóc, lợn rừng, gà so lưng gụ, khướu đất hung, hoét xanh, cheo cheo Nam Dương, nai, nhím bờm, nhím đuôi dài, cầy vòi hương…
Đặc biệt, một số loài rất quan trọng cho công tác bảo tồn tại khu vực, cần có các phương án bảo vệ nghiêm ngặt, như: Mang lớn (một dạng hươu), mang Trường Sơn, thỏ vằn Trường Sơn, cầy vằn Bắc, voi châu Á.
Thỏ vằn Trường Sơn là loài đặc hữu, chỉ có ở vùng dãy Trường Sơn, khu vực biên giới Việt - Lào. Thỏ vằn được cho là một trong những loài thú cổ còn sót lại, hiện được ghi nhận tại nhiều tại VQG Vũ Quang.
Nai là loài chỉ xuất hiện 1 lần trong 85 địa điểm bẫy ảnh. Loài động vật này được phát hiện ở khu vực rừng núi giáp Lào.
Cầy vằn bắc là loài thường sống trong các khu rừng và thung lũng có cây gỗ ở ven sông thuộc miền Bắc Việt Nam, bắc Lào và Hoa Nam. Đây là loài có kích thước trung bình, dài khoảng 57 cm, đuôi dài 43 cm. Việc phát hiện cầy vằn bắc tại Vườn Quốc gia Vũ Quang có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học.Cá thể lửng lợn.
Rất nhiều cá thể khỉ mặt đỏ được phát hiện tại đây qua bẫy ảnh.
Cá thể chà vá chân nâu.
Theo lãnh đạo VQG Vũ Quang, ngoài việc ghi nhận các loài động vật nguy cấp, quý hiếm qua bẫy ảnh, hoạt động tuần tra và tháo gỡ bẫy được tăng cường. Gần đây đã thu được 518 bẫy các loại, phát hiện và phá hủy 8 lán trại trái phép.
VQG Vũ Quang cũng đang lưu giữ nhiều mẫu vật về các loài động, thực vật thể hiện sự đa dạng sinh học.
Ngoài ra, có một số loài đang được theo dõi sức khoẻ, huấn luyện bản năng sinh tồn trước khi thả về môi trường rừng tự nhiên.
Việc cứu hộ, tiếp nhận các cá thể động vật quý hiếm được VQG Vũ Quang thực hiện thường xuyên.
Ngày 22/5, tại Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã diễn ra sự kiện “Hành động vì động vật hoang dã”, với sự hỗ trợ từ USAID thông qua Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (Dự án VFBC) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do WWF-Việt Nam thực hiện. Sự kiện này là một phần của hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động về bảo tồn đa dạng sinh học.
Giải cứu Sao La khỏi bờ tuyệt chủng 22/05/2024 Chụp cả triệu bức ảnh nhưng không ghi nhận được Hổ, Sao la ở Việt Nam 08/12/2023 Tái thả nhiều cá thể động vật hoang dã, nguy cấp về rừng 22/05/2024Khoa học
Hoàn toàn bất ngờ về loại gỗ mới được phát hiện
Khoa học
'Siêu vi khuẩn' sẽ giết chết hàng chục triệu người vào năm 2050
Khoa học
Công nghệ AI và sức mạnh từ chip AMD trong HP ProBook 405 series G11
Khoa học
Nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ tại các trường đại học: Doanh thu còn thấp
Khoa học
Đăng thảo luận