Nửa năm 2024, diện tích gieo trồng hoa, cây kiểng của thành phố đạt 2.068ha (xấp xỉ so cùng kỳ). Riêng, diện tích trồng mai vàng và cây kiểng - bonsai đều tăng hơn so với cùng kỳ. Đặc thù của lĩnh vực cây kiểng - bonsai là tay nghề của người trồng sẽ định hình cho sản phẩm. Để có thể tạo ra những dáng bonsai đẹp, độc người nghệ nhân cần có tay nghề cao và óc sáng tạo.

Anh Đậu Thanh Tùng (43 tuổi, ngụ tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM) nổi tiếng là người có thể tạo ra những cây cảnh bonsai có thế độc, lạ từ cây dừa.

Để có một sản phẩm dừa bonsai, anh Tùng phải trải qua nhiều công đoạn. Một bonsai dừa đẹp phải có bộ lá nhỏ tròn (ít nhất 4 lá trở lên), rễ khỏe, không có rễ nối, gáo phải sơn bóng không vón cục, không bọt khí. Đồng thời, rễ và gáo phải lộ lên mặt chậu 5-7cm là đẹp và cân đối nhất.

Anh nông dân đưa loài cây có thể cao hàng chục mét vào chậu bonsai  第1张

Anh Đậu Thanh Tùng đưa cây dừa vào chơi theo phong cách bonsai. Ảnh: H.G

Anh Tùng cho biết để tạo nên thành phẩm hoàn chỉnh, từ giai đoạn ươm lên chồi cho đến lúc hoàn thiện sản phẩm phải mất trung bình từ 8-10 tháng cho mỗi sản phẩm. Trải qua hai quy trình chính, đầu tiên là việc lựa chọn phối giống và ươm mầm từ 4-6 tháng tùy theo tốc độ phát triển của cây mà xử lý yếm. Từ trái dừa khô được tách vỏ, anh Tùng bắt đầu ươm dừa lên mầm, sau thời gian từ 1-2 tháng anh tiến hành rọc yếm.

"Giai đoạn rọc yếm đòi hỏi mình phải rọc thật sự khéo léo và tỉ mỉ để cây ra những tán lá đúng ý. Nó rất là quan trọng, nếu rọc quá sớm hoặc trễ sẽ mất dáng và làm mất vẻ đẹp", anh chia sẻ bí quyết.

Anh nông dân đưa loài cây có thể cao hàng chục mét vào chậu bonsai  第2张

Làng nghề trẻ tuổi nhất TP.HCM mỗi năm thu hàng chục tỷ đồng nhờ bán cây kiểngĐỌC NGAY