Tuy nhiên, ca khúc này hiện vướng vào tranh cãi đạo nhạc một bài hát của Nhật. Nhiều người cho rằng cáo buộc đạo nhạc đối với ca khúc 'APT.' của Rosé xuất phát từ sự ghen tị hơn là mối quan tâm chính đáng.
Ca khúc gây sốt với nhiều thành tích
Billboard vừa công bố, ca khúc “APT.” của Rosé (Blackpink) và Bruno Mars ra mắt ở vị trí 8 trên Billboard Hot 100 - bảng xếp hạng những đĩa đơn phổ biến nhất tại Mỹ hàng tuần.
Với thành tích này, Rosé trở thành nữ nghệ sĩ Kpop đạt thứ hạng cao nhất trên Billboard Hot 100, vượt Blackpink với ca khúc “Ice Cream” kết hợp Selena Gomez (đạt hạng 13). Đồng thời, Rosé là nghệ sĩ Kpop thứ 5 lọt vào Top 10 bảng xếp hạng này, sau PSY, BTS, Jimin và Jungkook.
Trong tuần đầu tiên ở Mỹ, “APT.” đã thu về 25 triệu lượt phát trực tuyến (stream), tiếp cận 6,4 triệu khán giả trên sóng radio, đạt 14.000 điểm lượt tải xuống bài hát. “APT.” lập kỷ lục tuần phát trực tuyến lớn nhất tại Mỹ đối với bất kỳ bài hát nào của nghệ sĩ solo Kpop trong lịch sử Billboard Hot 100, vượt “Seven" của Jungkook và Latto với 21,9 triệu stream.
Ngoài ra, “APT.” ra mắt ở vị trí số 1 trên cả hai bảng xếp hạng Billboard toàn cầu là Global 200 và Global Excl. US (toàn cầu ngoài Mỹ).
Đây là bài hát thứ hai của Rosé đồng thời đứng đầu hai bảng xếp hạng này, sau “On The Ground” (năm 2021). Đến nay, chưa có nữ nghệ sĩ solo Kpop nào ngoài Rosé từng đứng đầu cả hai bảng xếp hạng cùng lúc, hoặc đạt Top 1 Billboard Global 200.
“APT.” ghi nhận 224,5 triệu stream trên Billboard Global 200 tuần này. Rosé vượt qua Jungkook với “Seven" đạt 217,1 triệu stream, để trở thành nghệ sĩ solo Kpop có ca khúc đạt tuần phát trực tuyến lớn nhất bảng xếp hạng. Tính chung nghệ sĩ toàn cầu, “APT.” chỉ đứng sau “Butter” của BTS với 289,2 triệu stream.
Bộ Y tế Malaysia chỉ trích
Bất chấp sự thành công rộng rãi của bài hát, Bộ Y tế Malaysia quan ngại vì bài hát này đại diện cho các giá trị văn hóa phương Đông.
Theo quan điểm của Bộ, bài hát trình bày khái niệm về ‘apartment’ (căn hộ) như một nơi cám dỗ và họ tin rằng có thể âm thầm thúc đẩy những hành vi trái ngược với giá trị truyền thống được duy trì trong các nền văn hóa phương Đông.
“Thuật ngữ 'căn hộ' trong bài hát được dùng như một nơi cám dỗ, bình thường hóa hành vi trái ngược với các giá trị văn hóa phương Đông” - Bộ Y tế Malaysia cho biết. “APT. thực chất là cách phát âm tiếng Hàn của từ "Apartment" (căn hộ) trong tiếng Anh, chỉ trò chơi uống rượu của Hàn Quốc, được chơi trong các buổi tụ tập bạn bè”.
Diễn giải của Bộ Y tế Malaysia dẫn đến lo ngại bài hát có thể vô tình khuyến khích thái độ hoặc hành vi nhất định ở những người trẻ.
"APT." đã trở thành bản nhạc nền phổ biến cho các bài đăng trên mạng xã hội, hòa trộn liền mạch vào cuộc sống hàng ngày. Mối lo ngại chính là những người nghe trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em, có thể vô tình tiếp xúc với lời bài hát và bắt đầu lặp lại chúng mà không hiểu được những hàm ý tiềm ẩn”.
Phía Bộ Y tế Malaysia khuyên các bậc phụ huynh, nhà giáo dục và cộng đồng nên cảnh giác với những ảnh hưởng văn hóa phương Tây xâm nhập.
Đối mặt với tranh cãi đạo nhạc
Một bài hát Nhật Bản được cho là giống với 'APT.' đang được cộng đồng mạng đề cập có tên 'Sorry, I Can’t Be a Good Kid' của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Nhật Mikun Sawai. Ca khúc này được phát hành vào ngày 13 tháng 11 năm 2013. Bài hát này đã trở nên phổ biến tại Nhật Bản vào thời điểm đó, đạt vị trí thứ 37 trên bảng xếp hạng Oricon.
Người nghe chỉ ra rằng giai điệu chính ở mốc 40 giây của 'Sorry, I Can't Be a Good Kid' (và giai điệu chính ở mốc 33 giây của 'APT.' có nét tương đồng. Khi nhịp độ của 'APT.' được điều chỉnh để phù hợp với 'Sorry, I Can't Be a Good Kid', sự giống nhau trở nên rõ ràng hơn nữa.
'Sorry, I Can't Be a Good Kid' của Mikun Sawai là một bài hát nhạc dance sôi động, thể hiện tinh thần nổi loạn của lứa tuổi mới lớn. Trong khi phần intro tổng thể của bài hát mang đến một cảm giác khác biệt so với 'APT.', thì giai điệu chính, có sức nặng đáng kể trong cả hai bài hát, đã gây ra tranh cãi, với nhiều người cho rằng chúng 'quá giống nhau'.
'APT.' được sáng tác bởi Bruno Mars, Rosé, Rock City và Circuit, cùng nhiều người khác.
Những người nghe cả hai bài hát cho rằng 'về cơ bản chúng không phải là cùng một bài hát sao?' và 'có lý do tại sao giai điệu lại quen thuộc'. Một người nghe đã bình luận: 'Rosé đã sử dụng một giai điệu có vấn đề. Nhìn vào cách 'Tommy Basil' của Miki được ghi nhận, có vẻ như Rosé và Bruno Mars đã lưu tâm đến các vấn đề đạo nhạc tiềm ẩn. Tuy nhiên, phần điệp khúc quan trọng được sử dụng quá nhiều đến nỗi khó có thể biết ai là người sáng tác ban đầu...'.
'Khi khó có thể tìm ra tác giả ban đầu của một giai điệu chung, cách tiếp cận đúng đắn là lấy mẫu từ các bài hát đã có từ trước' - người nghe này nói tiếp - 'Việc sử dụng một giai điệu đã có không thể được coi là sáng tác và dù là vô thức hay cố ý, thì nó cũng đủ điều kiện là đạo nhạc. Bài hát tiếng Nhật này chỉ là một ví dụ để so sánh, nhưng không chắc đây là bài hát duy nhất có giai điệu tương tự như 'APT.''.
Người nghe này sau đó nói thêm: 'May mắn thay, giai điệu này đã tồn tại từ rất lâu nên ngay cả những người đã từng sử dụng nó trước đây cũng có thể không biết ai là người sáng tác ban đầu, vì vậy không có khả năng ai sẽ đệ đơn kiện Rosé'. Khi tranh cãi về sự giống nhau và đạo nhạc giữa 'APT.' và 'Sorry, I Can't Be a Good Kid' lan rộng, các cuộc tranh luận vẫn tiếp tục diễn ra.
Đăng thảo luận