Halloween được bắt nguồn từ đâu? 

All Hallows’ Evening (viết tắt là Halloween) thường được biết đến với tên là “lễ hội ma quỷ”. Thực tế, Halloween là một lễ hội truyền thống và đặc biệt ở phương Tây, diễn ra hàng năm vào ngày 31/10, trước buổi lễ các thánh trong Kito giáo.

Halloween là ngày gì?  第1张

Halloween là thời điểm đánh dấu một mùa vụ thu hoạch đã kết thúc và đón chờ một mùa đông băng giá. Đồng thời, đây cũng là dịp để chúng ta cùng nhau tưởng nhớ về những vị Thánh, các vị tử đạo hay những người thân đã qua đời. Cho đến ngày nay, Halloween đã trở thành lễ hội phổ biến trên toàn thế giới, với quy mô khác nhau tùy vào mỗi quốc gia.

Halloween đã có từ 2000 năm về trước. Lễ hội này có nguồn gốc từ dân tộc Celt, sinh sống tại những vùng đất là Ireland, Anh Quốc và miền Bắc nước Pháp bây giờ. Theo niềm tin tôn giáo của người Celt, họ cho rằng vào trước thềm năm mới, ranh giới giữa hai thế giới âm và dương rất mờ nhạt, khiến cho người đã chết vẫn có thể trở về cõi trần gian. Chính vì vậy, họ đã đốt lửa và hóa trang thành nhiều hình dáng kỳ lạ, nhằm xua đuổi tà ma và chào đón những người thân đã mất quay về.

Halloween là ngày gì?  第2张

Nhìn vào nguồn gốc của ngày Halloween, chúng ta có thể thấy rằng đây không chỉ đơn thuần là một lễ hội ma quỷ hay ngày hội hóa trang. Halloween cũng là một lễ linh thiêng và quan trọng thuộc về tôn giáo, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc để tôn vinh các vị thánh và tưởng nhớ những người đã khuất. Bởi đây là ngày đầu tiên (ngày 31/10) trong chuỗi ngày tôn vinh những vị thánh (sau đó là ngày lễ các thánh vào 1/11), cũng là lúc để nhiều gia đình tưởng niệm đến những người thân đã khuất (lễ linh hồn vào 2/11). Theo truyền thuyết, Halloween là ngày mà các vong hồn được phép quay trở về trần gian để thăm người nhà. Nếu những vong hồn này nhận được nhiều lời cầu nguyện từ trần thế, họ sẽ sớm được rửa tội và trở về với Chúa.

Halloween được coi là ngày trừ tà và xua đuổi điều xấu

Nếu nói về ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và những điều xấu xa trong ngày Halloween được bắt nguồn từ một câu chuyện truyền thuyết của người Ireland. Chuyện kể về một chàng trai đã chết tên là Jack. Linh hồn của Jack không được lên thiên đàng, vì lúc còn sống, anh ta là một người rất keo kiệt, ích kỷ, không biết chia sẻ với người khác. Tuy nhiên, linh hồn này cũng không thể xuống địa ngục vì lúc sinh thời, Jack cũng đã từng chơi đùa với ma quỷ nên lũ quỷ không muốn bắt anh.

Không muốn nhìn thấy linh hồn của người bạn lang thang và vất vưởng như vậy, lũ quỷ đã lấy một ít than hồng ở địa ngục và cho vào quả bí ngô, tạo thành một chiếc đèn lồng giúp Jack soi sáng con đường mà mình đi. Để tạo thêm không khí giữ lửa, Jack cũng đã đục thủng các lỗ xung quanh quả bí. Đó chính là lý do vì sao mà ngày nay, bí ngô lại trở thành biểu tượng chính trong dịp này.

Halloween là ngày gì?  第3张

Tại sao Halloween lại có bí ngô?

Truyền thống trang trí bí ngô trong lễ hội Halloween có nguồn gốc từ một truyền thuyết cổ của Ireland. Bí ngô lantern, hay Jack-o’-lantern. Có nguồn gốc từ lễ hội Samhain của Ireland. Nơi người dân sử dụng ánh sáng từ bí ngô để đánh lừa và đuổi tà ma, tà thần, và linh hồn ma quái. Điều này tạo ra một ý nghĩa về sự bảo vệ và che chở khỏi thế giới siêu nhiên đầy nguy hiểm.

Halloween là ngày gì?  第4张

Người phương tây cho rằng, quả bí ngô tượng trưng cho sự giàu sang và thành công, vì thế họ sử dụng bí ngô khoét lỗ hình miệng cười, rồi thắp nến bên trong với mong muốn nó sẽ mang lại may mắn và hạnh phục cho cả gia đình.

Quả bí ngô thường được đặt ở cửa vào, sân trước. Và trong ngôi nhà để tạo ra không gian trang trí đầy ma quái và lôi cuốn trong Halloween.

Bí ngô lanterns cũng được sử dụng để chỉ cho trẻ em biết nhà nào chấp nhận xin kẹo trong truyền thống “Trick or Treat.” Khi một ngôi nhà có Jack-o’-lantern trước cửa. Đó là một dấu hiệu cho trẻ em biết họ có thể đến đó xin kẹo.

"Trick or Treat" là gì? Tại sao Halloween lại đi xin kẹo?

"Trick or Treat" có nghĩa là "Cho kẹo hay bị ghẹo", là một trò chơi truyền thống của trẻ em vào đêm Halloween.

Halloween là ngày gì?  第5张

Các em nhỏ sẽ hóa trang thành các nhân vật ma quỷ, phù thủy,... rồi đến từng nhà hàng xóm và hô to "Trick or Treat". Câu nói này với hàm ý nếu không muốn bị chúng cháu ghẹo thì hãy chiêu đãi chúng cháu món gì đó ạ. Để đáp lại thì chủ nhà sẽ rất vui lòng cho trẻ con thật nhiều bánh kẹo.

Vào thời trung cổ thì câu nói "Trick or Treat" đã được xuất hiện. Nhưng lúc này thì nó vẫn chưa là một trò chơi dành cho trẻ em. Mãi đến sau này thì trò chơi "Trick or Treat" bắt đầu trở nên phổ biến, được nhiều trẻ em yêu thích.

Trò chơi "Trick or Treat" bắt nguồn từ tập tục "Go Souling and Guising" thời cổ xưa. Trong đó, Go Souling có nguồn gốc ở Anh và Ireland. Khi đó, người nghèo sẽ đi từ nhà này sang nhà khác để xin bánh mì hoặc thức ăn, đổi lại họ sẽ cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất trong gia đình người đó.

Còn Guising có nguồn gốc từ Scotland, nơi người ta sẽ hóa trang thành các nhân vật kỳ quái và đi từ nhà này sang nhà khác để xin quà. Đổi lại, họ sẽ biểu diễn các tiết mục như hát, nhảy, hoặc kể chuyện.

Khi những người này di cư từ châu Âu đến Mỹ, họ đã mang theo những truyền thống này. Tuy nhiên, qua thời gian, các tập tục này đã được biến đổi và đơn giản hóa. Ý tưởng về việc hóa trang và đi xin kẹo đã trở nên phổ biến hơn và câu nói "Trick or Treat" đã ra đời.

Có thể nói "Go Souling and Guising" là tiền thân của trò chơi "Trick or Treat" trong lễ hội Halloween ngày nay.

"Trick or Treat" Halloween đặc trưng với hình ảnh những đứa trẻ hóa trang Halloween thành nhiều nhân vật khác nhau. Chúng sẽ đến thăm và gõ cửa từng nhà trong xóm rồi nói cho kẹo hay bị ghẹo. Chủ nhà cần cho bọn trẻ bánh kẹo, nếu không chúng sẽ luôn liên tục chọc phá và bày trò nghịch ngợm.

Theo quan niệm của người Mỹ, những đứa trẻ khi hóa trang trong Halloween tượng trưng cho linh hồn đã khuất. Do đó, việc cho kẹo trong ngày Halloween là một hình thức giúp linh hồn có được thức ăn. Góp phần giúp cho các linh hồn không còn cảm thấy cô đơn nữa.