Những năm qua, kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Sau hơn 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18-3-2002, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) của tỉnh Bình Phước có sự thay đổi nhanh chóng.
Thúc đẩy hoạt động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị
Trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, vị trí, vai trò của kinh tế tập thể càng quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là việc phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền trong tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách liên quan đến kinh tế tập thể. Những năm qua, hội nông dân các cấp đã tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế tập thể phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương. Từ đó, nhân rộng các mô hình hay, cách quản lý hiệu quả, đồng thời tổ chức nhiều chương trình giúp các tổ hợp tác, HTX tiếp cận khoa học - kỹ thuật, nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Có nhiều HTX đã chủ động liên kết, thúc đẩy hoạt động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao: Các HTX nông nghiệp đã từng bước xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh và liên kết thu mua sản phẩm cho các thành viên theo chuỗi giá trị và cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng tiện lợi như: Siêu thị Coopmart, Bách Hóa Xanh và các công ty như: Công ty chế biến gia vị Nedspice (hồ tiêu), Công ty TNHH MTV A9 (nhãn xuồng Bình Long), Visimex (hạt điều) gắn sản xuất với sơ chế, chế biến sản phẩm với thị trường.
Hợp tác xã sầu riêng Long Bình, xã Long Bình, huyện Phú Riềng, Bình Phước hướng đến cấp mã số vùng trồng để rộng đường xuất khẩu chính ngạch.Toàn tỉnh hiện có khoảng 260 chuỗi liên kết tập trung. Về chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi gia công với doanh nghiệp, trong đó người nông dân lao động trong HTX là mắt xích của liên kết chuỗi. Về hồ tiêu, có khoảng 60 đơn vị (HTX, THT, Câu lạc bộ) với diện tích 65,1 ha tham gia chuỗi liên kết với Công ty Nesdpice. Về sản phẩm hạt điều, có 10 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hạt điều tham gia liên kết với khoảng 24 đơn vị (HTX, THT, trang trại) với diện tích liên kết khoảng 3.500 ha đạt chứng nhận hữu cơ Mỹ/EU. Về trái cây, có khoảng 20 doanh nghiệp tham gia liên kết với khoảng 30 đơn vị (HTX, THT, trang trại).
Thông qua liên kết sản xuất, các mô hình kinh tế tập thể đã phát huy lợi thế, thúc đẩy tích cực sự phát triển các sản phẩm nông nghiệp. Nông dân nhận thức rõ hơn về vai trò của kinh tế tập thể, tự đứng ra thành lập các tổ, hội trên tinh thần cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, cùng mối quan tâm, chia sẻ, cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi. Qua đó, lấy chất lượng làm tiên phong, chủ động, sáng tạo hơn trong sản xuất.
Những sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực có quy mô lớn và sức lan tỏa rộng như: heo, gà, hạt điều, hạt tiêu, trái cây, rau sạch đạt chất lượng cao về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, đã tiếp cận được thị trường thế giới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống cho các thành viên HTX nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực nông thôn gắn với mục tiêu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã dần trở nên phổ biến như áp dụng các biện pháp tiên tiến gắn với phát triển sản phẩm chất lượng an toàn như trồng rau trong nhà kính, nhà lưới, các HTX tiêu, điều, bưởi da xanh áp dụng phương pháp tưới tiên tiến tiết kiệm nước; áp dụng quy trình sản xuất an toàn như VietGAP, GlobalGAP, đạt an toàn thực phẩm... phát triển ứng dụng công nghệ cao, có quy mô lớn và sức lan tỏa rộng. Từng bước đưa nông sản thế mạnh của tỉnh Bình Phước đến với các tỉnh lân cận và bạn bè thế giới, góp phần ổn định đời sống cho các thành viên HTX nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
KTTT ở Bình Phước ngày càng thể hiện rõ vai trò trong việc phát triển kinh tế hộ thành viên, đã giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 8.930 người lao động; thực hiện xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Nhiều HTX đã chăm lo được cho thành viên về các nhu cầu cá nhân như đào tạo nghề, khoa học kỹ thuật, hiếu hỷ, chính sách hỗ trợ cho gia đình hộ thành viên nghèo trong HTX. Các HTX hoạt động không chỉ đáp ứng nhu cầu kinh tế, đời sống của các thành viên mà còn đề cao giá trị văn hoá, đạo đức, tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã hội, góp phần ổn định cuộc sống, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.
Quyết tâm đến năm 2025 thành lập mới 6000 doanh nghiệp và 150 hợp tác xã
Trên cơ sở tình hình hoạt động của các hợp tác xã, cùng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, với những khát vọng bứt phá mạnh mẽ hơn trong giai đoạn phát triển mới, Đại hội lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 – 2025) Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã xác định quyết tâm đến năm 2025 thành lập mới 6000 doanh nghiệp và 150 hợp tác xã.
Theo Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Phước, địa phương phấn đấu đến năm 2025, sẽ hỗ trợ phát triển khoảng 50 tổ hợp tác, 85 hợp tác xã và 1 liên hiệp hợp tác xã với 4 hợp tác xã thành viên…
Cùng với đó, toàn tỉnh cũng có trên 18 hợp tác xã và 1 tổ hợp tác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nông sản; có khoảng 25% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
Đến năm 2030, phấn đấu hỗ trợ phát triển khoảng 50 tổ hợp tác, 100 hợp tác xã. Toàn tỉnh có trên 35 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nông sản. Có khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
Đăng thảo luận
2024-10-21 17:24:50 · 来自222.73.217.138回复
2024-10-21 17:44:46 · 来自182.87.23.21回复
2024-10-21 17:54:43 · 来自123.232.85.46回复
2024-10-21 18:04:49 · 来自182.81.165.212回复
2024-10-21 18:24:45 · 来自182.84.126.69回复