Việc nhiều TikToker, Facebooker, YouTuber lạm dụng hình ảnh đau lòng, bi thảm để câu view khiến người xem muốn trầm cảm.

Lạm dụng hình ảnh đau lòng để câu view: Muốn trầm cảm khi lướt mạng  第1张

Những hình ảnh thi hài nạn nhân bão lũ không chỉ gây sốc, ám ảnh người xem mà còn kéo dài nỗi đau của gia đình nạn nhân - Ảnh chụp màn hình

Phóng sự "Lạm dụng hình ảnh đau lòng để câu view: Gây sốc, sợ hãi và ám ảnh" phản ánh nhiều TikToker, Facebooker, YouTuber lạm dụng hình ảnh đau lòng, bi thảm để câu view, 

Nhiều bạn đọc cho rằng đây là hành vi đáng lên án, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người xem. Đồng thời lo ngại hình ảnh cá nhân của những nhân vật trong các video clip đăng tải có thể đã bị xâm phạm, sử dụng trái phép.

Lướt video câu view xong muốn trầm cảm

Bạn đọc Xuân Liên chia sẻ: “Mạng xã hội có thể hái ra tiền từ những lượt view thì sẽ có nhiều người bất chấp đạo đức để câu view như thế này. Nhiều khi lên mạng xong ăn cơm không nổi, quá ám ảnh”.

Còn bạn đọc Mỹ viết: “Có ngày lướt Facebook, TikTok xong muốn trầm cảm vì những video câu view này”. 

  • Lạm dụng hình ảnh đau lòng để câu view: Muốn trầm cảm khi lướt mạng  第2张

    Chính chúng ta thản nhiên thả con trẻ vào thế giới ảoĐỌC NGAY

Bạn đọc Linh T chia sẻ tâm lý mình ít nhiều bị ảnh hưởng khi lướt phải những hình ảnh bi thảm trên mạng xã hội.

“Tôi rất dễ xúc động, xem những hình ảnh và clip thương tâm tôi không chịu nổi. Nếu có thật vậy thì thương quá, còn nếu dàn dựng, câu view thì đáng lên án”, bạn đọc Linh T viết.

Ngoài những hội nhóm chuyên đăng tin nóng sốt, giật gân để câu tương tác, bình luận và lượt đăng ký về cho kênh, còn có rất nhiều người lợi dụng vào đó để tiếp thị sản phẩm.

Bạn đọc Nhàn kể: “Mỗi khi có biến gì đó trên mạng thì những người gắn link mua hàng ùa vào, gắn link sản phẩm nào đó rồi bảo rằng đây là Facebook nạn nhân, người trong cuộc đã lên tiếng, xem video thấy đúng rùng rợn… Kiểu từ ngữ gây tò mò để dụ người xem click vào các link sản phẩm”.

Phản cảm hơn, bạn đọc Thu Hà (35 tuổi, ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) nhớ có lần chị đang xem YouTube thì bất ngờ có một quảng cáo mà nội dung là một người phụ nữ vừa khóc, vừa chỉ tay vào màn hình nói “don’t skip, don’t skip” (tạm dịch là đừng click bỏ qua quảng cáo) với mục đích giữ chân người xem, để họ xem hết nội dung quảng cáo đang phát.

Bạn đọc Tân Nguyễn bày tỏ: “Nhiều người không nghĩ đến nỗi đau của những người ở lại, đem hình ảnh xui rủi, chết chóc của người khác ra câu view cho kênh của mình, thật không biết nói sao luôn".

Lạm dụng hình ảnh đau lòng để câu view: Muốn trầm cảm khi lướt mạng  第3张

Vô số những video có nội dung bạo lực được lan truyền trên mạng, trong các hội nhóm hóng hớt - Ảnh chụp màn hình

Xóa TikTok vì lo ngại tinh thần bị ảnh hưởng xấu

Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâm (Trung tâm Đào tạo ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt), dù mạng xã hội là ảo nhưng việc tiếp nhận những thông tin, hình ảnh độc hại trên đó lại tác động thật và tác động trực tiếp đến đời sống tâm lý của con người. 

  • Lạm dụng hình ảnh đau lòng để câu view: Muốn trầm cảm khi lướt mạng  第4张

    TikTok dung túng thói hư tật xấu, lợi bất cập hạiĐỌC NGAY

Quá nhiều thông tin thật - giả lẫn lộn khiến nhiều người dùng thẳng tay xóa luôn ứng dụng mạng xã hội để không phải nhìn thấy những thông tin, hình ảnh gây sợ hãi và ám ảnh nữa.

Bạn đọc Thangle cho biết: “Tôi đã xóa TikTok được hơn hai tháng rồi. Phải nói là nhẹ cái đầu, chỉ tiếc là đã phí phạm một khoảng thời gian để xem mấy cái clip vô bổ, chỉ tổ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần”.

Theo bạn đọc Tuyên Ngọc: "Khi TikToker, YouTuber, Facebooker trở thành một cái nghề thì mạnh ai nấy gây sốc, câu view, câu follow... Thông tin thật giả lẫn lộn, cần phải có các khóa học về cách sử dụng mạng xã hội".

“Con đường danh vọng trên mạng xã hội hiện nay là tạo scandal bằng mọi giá, gây sốc, phản cảm để tăng view, follow và gây tranh cãi rồi xây kênh để bán hàng hoặc nhận quảng cáo sản phẩm.

Tiền thì cần đó, nhưng cần phải có đạo đức xã hội và càng phải tôn trọng pháp luật”, bạn đọc CMĐ bày tỏ.

Bạn đọc nguy****@gmail.com cho rằng: "Câu view, câu kike bất chấp nỗi đau của người khác, đề nghị truy tố để cảnh báo chứ không phạt 7,5 triệu rồi nhắc nhở nữa".

Theo luật sư Bùi Xuân Ninh (Đoàn luật sư tỉnh Bình Dương), việc lạm dụng nội dung đăng tải (đăng tin sai sự thật hoặc đăng tin thật nhưng kèm theo luận điệu xuyên tạc) để câu view có khả năng vi phạm pháp luật.

Hành vi câu view sẽ nhắm vào sự tò mò, kích thích lòng thương cảm của người xem để trục lợi hoặc hướng đến mục đích thương mại, kiếm tiền.

"Tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà người đăng tin có thể bị phạt tiền 10 - 20 triệu đồng hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (theo quy định tại điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Trường hợp lợi dụng video, hình ảnh thương cảm để trục lợi từ thiện còn có thể bị xử lý về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", mức hình phạt lên đến 12 - 20 năm tù hoặc chung thân" - ông Ninh nói thêm.