CEO ngân hàng UOB Việt Nam chỉ ra nước ta có vị thế chiến lược, là "cửa ngõ vào ASEAN", hút lượng lớn đầu tư nước ngoài nhiều năm qua.
Ông Victor Ngo - Tổng giám đốc ngân hàng UOB Việt Nam - nhấn mạnh ý trên trong phần phát biểu chào mừng 600 khách mời gồm chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp, đối tác thương mại từ Đông Nam Á, Hong Kong (Trung Quốc), Trung Quốc đại lục cùng đại diện cơ quan ban ngành Việt Nam, tại hội nghị khu vực thường niên "Gateway to ASEAN" (Cửa ngõ vào ASEAN), do UOB tổ chức ở TP HCM, ngày 6/9.
Ông Victor Ngo, Tổng giám đốc ngân hàng UOB Việt Nam. Ảnh: UOB
Lần đầu hội nghị khu vực diễn ra tại Việt Nam, sau Singapore, Indonesia. Điều này lần nữa khẳng định tầm quan trọng, vị thế nước ta ở Đông Nam Á.
Việt Nam hút FDI
Sau xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới thay đổi đáng kể, hướng tới khả năng phục hồi, đa dạng hóa và an ninh chuỗi cung ứng. Sự dịch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia lân cận thách thức vị thế "nhà sản xuất, xuất khẩu hàng đầu thế giới" của đất nước tỷ dân.
Việt Nam đón nhận nhiều cơ hội, hút đầu tư ở đa lĩnh vực. Chế biến, sản xuất vẫn là ngành hút FDI chủ đạo, chiếm hơn 72% trong năm 2023. Thông số này phù hợp với thực tế nhiều năm nay - Việt Nam là "trung tâm sản xuất" do chi phí lao động cạnh tranh, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển và chính sách thân thiện với doanh nghiệp.
Tính chung cả năm 2023, nước ta chứng kiến sự gia tăng đột biến về FDI, với tổng vốn đăng ký khoảng 36,6 tỷ USD - cao thứ hai lịch sử, gần bằng mức kỷ lục 38 tỷ USD hồi 2019. Riêng 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhận 13 tỷ USD. Xu hướng tích cực này cho thấy Việt Nam được các "ông lớn" tin tưởng khả năng cạnh tranh và tiềm năng tương lai.
Nhiều năm nay, TP HCM dẫn đầu về hút đầu tư ngoại. Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP HCM - cho biết TP HCM đóng góp 16% GDP cả nước, 26% ngân sách quốc gia, thừa hưởng cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội, là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư chiến lược thuộc lĩnh vực CNTT, công nghệ sinh học, tự động hóa, mạch tích hợp bán dẫn, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử, chip, pin, năng lượng sạch...
"TP HCM hội tụ tinh hoa từ nhiều thành phố khác, cầu thị, hiếu khách, nơi đáng sống, nơi nhà đầu tư có thể trao gửi niềm tin. Thành công của các bạn là thành công của chính quyền và nhân dân thành phố", ông Mãi cho hay.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM phát biểu tại hội nghị. Ảnh: UOB
Tiếp theo phần phát biểu của ông Phan Văn Mãi, ông Victor Ngo cho biết UOB đóng vai trò là đơn vị xúc tác, hỗ trợ. Nhờ mạng lưới rộng khắp khu vực, kết nối với các cơ quan chính phủ, nhà đầu tư lẫn hệ sinh thái đối tác, ngân hàng có vị thế tốt để hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung.
"UOB sẵn sàng giúp các doanh nghiệp tự tin vượt thách thức khi đầu tư vào Việt Nam cũng như mở rộng kinh doanh ra khu vực thông qua Việt Nam", ông Victor Ngo nói thêm.
Sự "trỗi dậy" của ASEAN
Không riêng Việt Nam là điểm sáng, khu vực ASEAN cũng khẳng định vị thế quan h trong bức tranh kinh tế toàn cầu, cùng loạt dự báo tương lai tích cực. Chủ đề này được các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp bàn luận sôi nổi tại hội nghị.
Cụ thể, khu vực có nhiều lợi thế như dân số đông, lực lượng lao động trẻ và tầng lớp trung lưu đang gia tăng.
Bên cạnh đó, ông Wee Ee Cheong - Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, ngân hàng UOB (Singapore) - chỉ ra ba thành tố giúp Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng gồm: chính sách tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh xuyên biên giới của chính phủ; xu hướng phi tập trung chuỗi cung ứng thúc đẩy hoạt động thương mại; các ngành công nghiệp đẩy mạnh nền kinh tế xanh.
Ông Wee Ee Cheong, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc UOB (Singapore). Ảnh: UOB
Phó chủ tịch Wee Ee Cheong cũng lý giải với phương châm tập trung cho ASEAN, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững nơi đây, UOB hỗ trợ khách hàng đáp ứng nhu cầu tài chính cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Đồng thời, ngân hàng còn giúp doanh nghiệp tận dụng dòng vốn xuyên biên giới để nắm bắt cơ hội, triển khai sáng kiến bền vững hướng tới mục tiêu khử carbon.
Trước đó năm 2011, ngân hàng thành lập Trung tâm tư vấn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chuyên hỗ trợ doanh nghiệp trong khu vực. 10 năm qua, hơn 4.500 công ty sử dụng dịch vụ tư vấn FDI của UOB mở rộng hoạt động ra quốc tế, nhất là vào ASEAN.
Riêng tại Việt Nam, 5 năm qua, ngân hàng hỗ trợ hơn 300 công ty quốc tế thâm nhập thị trường Việt. "Các doanh nghiệp đã này cam kết đầu tư 7,3 tỷ SGD cùng kế hoạch tạo việc làm cho hơn 50.000 lao động tại đây", ông Wee Ee Cheong cho hay.
Trước khi khép lại hội nghị, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia ba phiên thảo luận đồng thời, xoay quanh chuyên đề "Phát triển tại ASEAN thông qua Việt Nam", "Đổi mới sáng tạo với tính bền vững", "Kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng".
Theo đại diện ngân hàng, hội nghị kết thúc tốt đẹp, cung cấp nhiều thông tin giá trị cho doanh nghiệp, tạo cơ hội kết nối, thúc đẩy giao lưu và đầu tư trong khu vực nhờ mạng lưới thương mại rộng khắp của UOB.
Thi Quân
Đăng thảo luận
2024-09-25 22:45:09 · 来自210.26.63.101回复
2024-09-25 22:55:20 · 来自139.206.95.26回复
2024-09-25 23:04:55 · 来自222.61.146.197回复
2024-09-26 11:35:16 · 来自121.77.204.169回复
2024-09-26 11:45:09 · 来自139.202.65.87回复
2024-09-26 11:55:18 · 来自123.232.19.97回复