Phê duyệt phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn
Theo Quyết định, mục tiêu chung là đến năm 2030, Việt Nam đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có chất lượng, tập trung vào công đoạn thiết kế vi mạch bán dẫn, đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn; từng bước nắm bắt công nghệ trong công đoạn sản xuất bán dẫn; trong đó đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Đến năm 2050, Việt Nam có đội ngũ nhân lực mạnh, gia nhập vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.
Thí sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2024 tại Hà Nội. Ảnh: Tào Nga
Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2030: Đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó, đào tạo ít nhất 42.000 kỹ sư, cử nhân; có ít nhất 7.500 học viên thạc sĩ và 500 nghiên cứu sinh; đào tạo ít nhất 15.000 nhân lực trong công đoạn thiết kế, ít nhất 35.000 nhân lực trong công đoạn sản xuất, đóng gói, kiểm thử và các công đoạn khác của ngành công nghiệp bán dẫn; đào tạo ít nhất 5.000 nhân lực có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.
Bên cạnh đó, đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn cho 1.300 giảng viên của Việt Nam giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp.
Căn cứ khả năng cân đối, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư để hình thành, nâng cấp và hiện đại hóa 4 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại khoảng 18 cơ sở giáo dục đại học công lập ở 3 miền Bắc, Trung và Nam.
Đến năm 2050, phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu tại Việt Nam về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Các cơ sở đào tạo, đặc biệt các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
Ngành Công nghiệp bán dẫn là gì? Học ở đâu?
Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc Gia Hà Nội khẳng định: "Nước ta nằm trên một trong những tuyến giao thông hàng hải quan trọng, nhộn nhịp nhất thế giới; là vùng đất giàu tiềm năng và cũng là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên toàn cầu hiện nay. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều dấu mốc, thành tựu quan trọng. Trong ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam đã có nhiều thỏa thuận hợp tác, cũng như các dự án đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn".
Vậy ngành Công nghiệp bán dẫn là gì?
Trường Đại học Đại Nam cho hay, ngành Công nghệ bán dẫn là một lĩnh vực trong công nghiệp chuyên sản xuất và phát triển các thành phần điện tử dựa trên tinh thể bán dẫn. Ngành đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu; là nền tảng cho các thiết bị điện tử, vi mạch, và các linh kiện điện tử khác, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ điện thoại thông minh, máy tính, đến ô tô và thiết bị y tế.
Sinh viên học ngành Công nghệ bán dẫn. Ảnh: FPNT
Ngành công nghệ bán dẫn bao gồm các lĩnh vực chính sau:
Thiết kế vi mạch: Lập kế hoạch và tạo ra các vi mạch với kích thước và chức năng cụ thể.
Sản xuất bán dẫn: Chế tạo các vi mạch trên tấm bán dẫn bằng các quy trình tiên tiến như in thạch bản và khắc ion.
Kiểm thử bảo đảm: Đảm bảo chất lượng và hiệu suất của các sản phẩm bán dẫn trước khi xuất xưởng.
Đóng gói bán dẫn: Bảo vệ các vi mạch khỏi tác động môi trường và hỗ trợ kết nối với các thiết bị khác.
Triển vọng nghề nghiệp đối với lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn ra sao?
Theo Trường Đại học CMC, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghiệp bán dẫn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Kỹ sư Thiết kế Mạch; Chuyên gia Tiêu chí Kiểm thử; Chuyên gia Bảo mật Mạch; Quản lý Dự án Thiết kế Mạch; Kỹ sư Giải pháp thiết kế; Kỹ sư Tương tác Hệ thống; Kỹ sư Thử nghiệm Mạch; Kỹ sư Vận hành hệ thống điều khiển tự động; Chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thiết bị, cung cấp giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực điện tử, máy tính và tự động hóa; Giảng viên, nghiên cứu viên làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học đào tạo về kỹ thuật điện tử, máy tính.
Mức lương trong ngành Công nghệ bán dẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn, trình độ học vấn, loại hình doanh nghiệp và khu vực làm việc. Tuy nhiên, ngành Công nghệ bán dẫn được đánh giá là ngành có mức lương cao so với mặt bằng chung.
Mức lương khởi điểm của ngành Công nghệ bán dẫn dao động từ 15 – 18 triệu đồng/tháng.
Tham khảo thêm
Đăng thảo luận
2024-11-20 17:55:24 · 来自210.25.220.149回复
2024-11-20 18:05:12 · 来自210.38.110.181回复
2024-11-20 18:15:03 · 来自139.211.88.114回复
2024-11-20 18:25:16 · 来自123.232.28.47回复