Không còn nhìn thấy do tai nạn lúc chưa đầy 1 tuổi, nhưng Nguyễn An Như lớn lên tràn đầy năng lượng và luôn hàm ơn cuộc đời.

Thế giới diệu kỳ của cô gái khiếm thị An Như  第1张

Nguyễn An Như chơi đàn tranh bản nhạc Hương sen Đồng Tháp - Ảnh: T.ĐIỂU

Trong lễ trao giải thưởng của dự án Âm thanh tình anh em: Khám phá tài năng sáng tạo tối 5-9 tại Hà Nội, cô gái khiếm thị Nguyễn An Như có lẽ là người nở nụ cười rạng rỡ nhiều nhất với ánh sáng của năng lượng tích cực và tinh thần lạc quan tuyệt vời.

Ông Damiano Giuranna - nhạc trưởng của World Youth Orchestra - đã làm "đôi mắt" cho An Như suốt buổi lễ với tất cả niềm vinh hạnh, sự trân trọng tài năng, nghị lực của nữ nghệ sĩ đàn tranh.

World Youth Orchestra Foundation và Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) trao giải cho tác phẩm trình diễn Hương sen Đồng Tháp của Nguyễn An Như vì "niềm đam mê, khả năng biểu diễn của cô, cũng như sự chăm chút tỉ mỉ đối với các quy trình kỹ thuật và âm nhạc liên quan đến nhạc cụ và khả năng sáng tạo tuyệt vời trong việc ứng tác âm nhạc".

Thế giới diệu kỳ của cô gái khiếm thị An Như  第2张

Nguyễn An Như nhận giải thưởng dự án Âm thanh tình anh em - Ảnh: T.ĐIỂU

Khiếm thị học nhạc... rất tiện

An Như là sinh viên năm cuối Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, khoa nhạc cụ truyền thống, chuyên ngành đàn tranh.

Một cô bé sinh ra vốn lành lặn, rồi bỗng mất thị lực vì một tai nạn. Vậy mà An Như lại kể về số phận không may mắn ấy của mình một cách bình thản như không.

TIN LIÊN QUAN
  • Thế giới diệu kỳ của cô gái khiếm thị An Như  第3张

    Gieo âm nhạc vào tâm hồn trẻ khiếm thị

  • Thế giới diệu kỳ của cô gái khiếm thị An Như  第4张

    Sinh viên khiếm thị luôn phá bỏ sự e ngại để đóng góp cho cộng đồng

  • Thế giới diệu kỳ của cô gái khiếm thị An Như  第5张

    Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2023: Runner khiếm thị

Cô gái ghé tai người viết bảo: "Em nói thật là nhiều khi khiếm thị học nhạc rất tiện. Tại vì em sẽ không phải nhìn bản nhạc, chỉ cần nghe, ghi âm lại đúng những giai điệu và bắt chước theo".

Tất nhiên khiếm thị cũng một vài lần khiến An Như phải "suy nghĩ".

Có thời gian An Như thực sự bị áp lực với ý nghĩ mình phải đẹp thế nào để có bạn trai, để lên sân khấu mọi người nhìn và khen mình xinh.

Nhưng rồi cô gái nhanh chóng nhận ra đó là cảm giác rất khổ sở. An Như quyết định mình phải biết đủ, tôn trọng bản thân như cha mẹ đã cho mình.

Kể từ đó, An Như luôn thấy thế giới của các bạn mắt sáng thật kỳ diệu. Nhưng thế giới của Như cũng kỳ diệu theo một cách đặc biệt.

"Các bạn mắt sáng cũng rất tò mò về thế giới kỳ diệu của em. Em chia sẻ với các bạn cách viết chữ nổi, chơi đàn cho các bạn nghe và chia sẻ về nước hoa - một niềm đam mê khác của em", An Như kể trong niềm rạng rỡ.

Một trích đoạn An Như chơi bản nhạc Hương sen Đồng Tháp

"Lần đầu tiên em được khám phá về cơ thể con người, tuyệt vời cực chị nhé"

An Như cũng tiếc không có nhiều sách chữ nổi cho em được thỏa đam mê đọc sách.

Như nói em mê mẩn cái cảm giác được sờ vào giấy, vào chữ, được hít hà mùi thơm của giấy cũ.

Đến giờ em vẫn còn xúc động khi nhớ lại cái cảm giác được chìm đắm trong mùi giấy cũ và những con chữ thật đẹp từ những cuốn sách chữ nổi mẹ mượn từ thư viện về khi em còn nhỏ.

"Một trong những cuốn sách đầu tiên em đọc được là cuốn Em biết gì về cơ thể con người. Lần đầu tiên em được khám phá về cơ thể con người, tuyệt vời cực chị nhé".

Nghe An Như reo vui hồn nhiên như thế, có lẽ ai cũng ước mình giữ mãi được tâm hồn thơ ngây, tươi mới như cô bé khiếm thị ấy.