Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã có phản hồi về kiến nghị thanh tra trên phạm vi toàn quốc với việc quản lý, sử dụng chung cư thuộc sở hữu Nhà nước.

Tổng Thanh tra Chính phủ phản hồi kiến nghị thanh toàn quốc các chung cư thuộc sở hữu Nhà nước  第1张

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong - Ảnh: Media Quốc hội

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã có trả lời ý kiến của cử tri nhiều tỉnh gửi đến trước kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Trong đó, cử tri TP Đà Nẵng kiến nghị Thanh tra Chính phủ xem xét tiến hành thanh tra trên phạm vi toàn quốc đối với việc quản lý, sử dụng chung cư thuộc sở hữu Nhà nước.

Sẽ thanh tra việc triển khai các dự án nhà ở xã hội

Trả lời nội dung này, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, hằng năm, Thanh tra Chính phủ và toàn ngành thanh tra tập trung thực hiện kế hoạch, chương trình công tác theo đúng định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời bám sát chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp, phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành.

  • Tổng Thanh tra Chính phủ phản hồi kiến nghị thanh toàn quốc các chung cư thuộc sở hữu Nhà nước  第2张

    Thanh tra phát hiện loạt vi phạm đất đai tại đô thị Đại Phước, Bộ Xây dựng vào cuộcĐỌC NGAY

Trong đó thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ đã hướng dẫn toàn ngành thanh tra triển khai thực hiện thanh tra chuyên đề về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng (trong đó có một số dự án xây dựng) và tổng hợp, xây dựng báo cáo Ban Chỉ đạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn ngành thanh tra đã triển khai 3.910 cuộc thanh tra hành chính và 58.025 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 92.783 tỉ đồng, 292,5ha đất.

Trong đó kiến nghị thu hồi hơn 59.431 tỉ đồng và 24,9ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 33.351 tỉ đồng, hơn 252ha đất.

Ban hành 49.982 quyết định xử phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân với số tiền 2.089 tỉ đồng; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 856 tập thể và 3.862 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 94 vụ, 73 đối tượng.

Trong đó, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã tiến hành 481 cuộc thanh tra, kết thúc và ban hành kết luận 278 cuộc.

Qua thanh tra 780 đơn vị, phát hiện vi phạm với số tiền 181 tỉ đồng và 0,1ha đất; kiến nghị thu hồi hơn 104 tỉ đồng và 0,1ha đất; kiến nghị xử lý khác 76,4 tỉ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 321 tổ chức, 929 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 5 vụ việc.

Trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chương trình thanh tra năm 2025, trong đó có nội dung thanh tra việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại.

Giải quyết vướng mắc về kê khai tài sản

Cử tri cũng kiến nghị Chính phủ bổ sung, giải thích "không trung thực" tại Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 và đồng bộ với chế tài xử lý hành vi vi phạm quy định trong kê khai, giải trình tài sản thu nhập giữa Luật Phòng chống tham nhũng với Quy định 69 của Trung ương.

Theo đó cử tri đặt vấn đề vì sao quy định của Đảng xác định đến 2 hành vi vi phạm gồm "kê khai không đầy đủ" và "kê khai không trung thực", trong khi Luật Phòng chống tham nhũng chỉ quy định 1 hành vi vi phạm là "kê khai không trung thực"?

Về nội dung này, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nêu rõ qua thời gian triển khai thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập đã nhận được nhiều ý kiến, đề xuất của các bộ, ngành, địa phương về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Thanh tra Chính phủ đang tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

Trong đó tập trung vào các nội dung như kê khai, xác minh tài sản, thu nhập; xử lý người có hành vi tham nhũng; xử lý tài sản tham nhũng...

Dự kiến hoàn thành báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 trong quý 3-2024.

Thanh tra Chính phủ tiếp thu ý kiến của cử tri để nghiên cứu trong quá trình tham mưu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.