Các biện pháp bảo vệ hòa bình phải được xây dựng từ tâm trí con người 第1张 Các em nhỏ chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại trại tị nạn Jabalia ở Dải Gaza. (Ảnh: THX/TTXVN) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Thay vì đến trường, Kinan Mahdi, cậu học sinh 11 tuổi ở thành phố Gaza của Palestine, đã dành cả ngày xếp hàng chờ nhận viện trợ lương thực cho gia đình 8 thành viên của mình.

Điểm phát viện trợ là một ngôi trường đã đóng cửa và hiện là nơi trú ẩn cho hàng nghìn người Palestine phải rời bỏ nhà cửa do cuộc xung đột giữa Hamas và Israel ở Dải Gaza.

Kinan ước mơ một ngày nào đó sẽ trở thành bác sỹ, nhưng ước mơ đó đang dần xa tầm với. Cậu bé đã bỏ lỡ một năm học do xung đột và lo lắng không biết khi nào mới có thể trở lại lớp học.

Tình trạng ở Gaza hiện nay là một thảm họa nhân đạo, và câu chuyện của Kinan chỉ là một trong hàng triệu câu chuyện đau buồn về những người dân vô tội bị ảnh hưởng xung đột.

Thế giới vẫn đang phải chứng kiến những diễn biến phức tạp từ các cuộc xung đột. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo (PRIO) ở Na Uy, trong năm 2023 có 59 cuộc xung đột vũ trang, mức cao kỷ lục kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Đáng chú ý, tổng số người thiệt mạng trong 3 năm qua cũng ở mức cao nhất trong tất cả các giai đoạn 3 năm của 3 thập niên trở lại đây.

Kể từ đầu năm đến nay, các cuộc xung đột nổi cộm trên thế giới không “xuống thang” mà còn diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn.

Tại Trung Đông, cuộc xung đột Hamas-Israel kéo dài 11 tháng qua đã làm hơn 41.000 người Palestine thiệt mạng, hơn 1,4 triệu người phải sơ tán và gây ra một thảm họa nhân đạo chưa từng có ở Dải Gaza. Nhiều cuộc đàm phán ngừng bắn đã diễn ra, nhưng hầu như chưa đạt được bất kỳ kết quả nào đáng kể.