Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (Hansiba), Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn N&G cho hay, ngành công nghiệp chế tạo cho lĩnh vực hàng không, vũ trụ tại Việt Nam tuy còn mới nhưng đang có những bước chuyển mình nhanh chóng trong những năm gần đây.
Theo ông Hoàng, việc đáp ứng được các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và chất lượng đối với ngành công nghiệp chế tạo hàng không, vũ trụ là điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội nói riêng tham gia được vào chuỗi sản xuất cung ứng, linh kiện hàng không, vũ trụ của thế giới. Việc được cấp giấy chứng nhận AS9100 sẽ là “giấy thông hành” để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực này.
Các đại biểu tham gia chương trình hội thảo, đào tạo
Theo đại diện Hasinba, Chứng nhận AS9100 là hệ thống tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng áp dụng cho ngành công nghiệp chế tạo hàng không vũ trụ, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu trong lĩnh vực này. Thông qua hội thảo, các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận đầy đủ thông tin về việc tư vấn, đào tạo cũng như các yêu cầu và thủ tục cấp Chứng nhận AS9100 cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây là bước chuẩn bị rất cần thiết với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội nếu có kế hoạch tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng linh kiện hàng không vũ trụ. Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội hợp tác cùng sản xuất linh kiện ngành hàng không vũ trụ với các doanh nghiệp Nhật Bản và quốc tế, tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Ông Vũ Mạnh Giáp, Phó giám đốc Công ty Cổ phần chính xác TCI cho biết, việc hiểu về các tiêu chuẩn chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như AS9100 sẽ giúp doanh nghiệp nắm được cơ hội để có chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng và máy móc. Theo ông Giáp, hiện TCI cũng như các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ khác đã phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn sản xuất quốc tế trong quá trình sản xuất các linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI. Vì vậy việc chuyển đổi không gây quá khó khăn. Vướng mắc lúc này chính là việc làm thế nào để doanh nghiệp kết nối được với các doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị hàng không, vũ trụ toàn cầu.
Ông Nguyễn Hồng Phong – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dụng cụ An Mi (An Mi Tools) cho biết, hiện các hãng hàng không tại EU, Hoa Kỳ rất quan tâm tới việc tìm kiếm đơn vị sản xuất tại Việt Nam để chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc về Việt Nam. Đây là cơ hội rất lớn với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Theo ông Phong, theo phân tích thị trường thì mức tăng về nhu cầu máy bay trong 20 năm tới là hấp dẫn. Tuy nhiên, giai đoạn đầu để doanh nghiệp Việt Nam có thể vào được chuỗi sản xuất sẽ khá khó khăn, tốn kém và rủi ro thất bại là cao trong khi doanh nghiệp chưa thực sự đánh giá được tính chất kinh doanh, cũng như các yếu tố quan trọng về độ ổn định, độ lớn của đơn hàng.
Xem nhiềuKinh tế
Giá vàng nhẫn tăng vùn vụt
Kinh tế
Làm rõ việc người nước ngoài sinh sống trong khu nhà ở xã hội
Kinh tế
Xô đổ kỷ lục của cả năm ngoái, 'trái cây vua' băng băng trên đỉnh lịch sử
Hàng không - Du lịch
Sắp mở lại đường bay thẳng Hà Nội - Côn Đảo?
Kinh tế
Đăng thảo luận