Mô hình Trí tuệ Nhân tạo giúp sàng lọc sớm chứng rối loạn phổ tự kỷ 第1张 Ảnh minh họa. (Nguồn: scmp.com) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Một nhóm nghiên cứu từ Thụy Điển đã phát triển mô hình Trí tuệ Nhân tạo (AI) lớn dựa trên máy học có thể giúp các chuyên gia tiến hành sàng lọc sớm chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Kết quả nghiên cứu cho thấy độ chính xác của hệ thống có thể đạt khoảng 80%.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính cứ 100 trẻ em trên toàn thế giới thì có khoảng 1 trẻ mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1/4 trẻ tự kỷ được chẩn đoán trước 3 tuổi. Phát hiện sớm, can thiệp hành vi sớm và giáo dục có thể cải thiện đáng kể các chức năng xã hội và nhận thức của trẻ tự kỷ.

Nhóm nghiên cứu từ Học viện Y dược Karolinska của Thụy Điển đã đăng tải một bài viết trên Tạp chí y khoa của Hiệp hội Y khoa Mỹ JAMA Network Open, cho rằng dữ liệu học máy của họ đến từ một nghiên cứu ở Mỹ, họ tuyển dụng khoảng 50.000 người tự kỷ và các thành viên gia đình của họ, trong đó có thông tin về 15.330 trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ và 15.330 trẻ em không mắc, bao gồm các nhóm tuổi, chủng tộc và giới tính khác nhau.