Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Hòa - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận - nêu tại họp báo giới thiệu về Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024 diễn ra ngày 9/9 tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ông Nguyễn Văn Hòa cho biết điểm nhấn của ngày hội nằm ở chương trình nghệ thuật khai mạc và bế mạc. Đêm khai mạc có chủ đề Lung linh sắc màu văn hóa Chăm sẽ là đêm hội để mỗi tỉnh, thành phố đem đến một tiết mục đặc sắc.
Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận thu hút 9 tỉnh, thành.
Tượng thờ vua Pô Klong Garai có niên đại thế kỷ 13-14, là công trình điêu khắc đá bằng chất liệu sa thạch gồm có bệ Yoni, trụ Linga có hình mặt thần. Công trình được người Chăm thờ phụng trong đền tháp Pô Klong Garai.
Bia ký Phước Thiện được phát hiện vào năm 1992 ở thôn Phước Thiện, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước. Hai mặt bia khắc nhiều ký tự Chăm cổ, xác định niên đại thế kỷ 8. Bia Phước Thiện được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận.
Dịp này, BTC công bố quyết định công nhận hai bảo vật quốc gia của tỉnh Ninh Thuận, gồm tượng thờ vua Pô Klong Garai và bia ký Phước Thiện.
Ngày hội diễn ra từ 27-29/9 tại thành phố Phan Rang -Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) với chủ đề Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) UBND tỉnh Ninh Thuận chủ trì, phối hợp với một số tỉnh, thành phố tổ chức.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI quy tụ hơn 400 đồng bào dân tộc Chăm của 9 tỉnh, thành phố Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai bảo vật quốc gia mới của tỉnh Ninh Thuận bao gồm tượng thờ vua Pô Klong Garai và bia ký Phước Thiện.
Ngày hội là dịp tôn vinh, giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm. Các hoạt động được tổ chức dịp này bao gồm trình diễn lễ hội, trình diễn trang phục truyền thống, nghi thức sinh hoạt văn hóa của người Chăm, triển lãm giới thiệu sản phẩm văn hóa du lịch, các nghề thủ công truyền thống, nổi bật có nghề gốm Bàu Trúc.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy mong rằng các hoạt động của ngày hội sẽ tạo điểm nhấn, góp phần kích cầu du lịch các địa phương tham gia và đăng cai tổ chức. Dịp này, các nhà quản lý và chuyên gia dự hội thảo Phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch, được tổ chức ngày 28/9.
Ban tổ chức dự kiến thi ẩm thực giữa các địa phương để quảng bá những món ăn đặc sắc. Các hoạt động về thể dục, thể thao truyền thống cũng được tổ chức trong 2 ngày diễn ra 27-28/9.
Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh hư hỏng 09/09/2024 Thông tin mới nhất về cây đa đổ gục ở đền Bà Kiệu 08/09/2024 Di tích ở Hà Nội: Nhanh chóng chỉnh trang, đón khách trở lại sau bão số 3 09/09/2024Văn hóa
Nguyên nhân bà Xuân Hòa - chủ phòng trà Tiếng Xưa - đột ngột qua đời
Văn hóa
Biệt thự 100 tuổi trong phim 'Người đẹp Tây Đô' trước nguy cơ bị xóa sổ
Văn hóa
12 tỷ đồng để nâng cấp Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định
Văn hóa
Làm thiện nguyện chuyên nghiệp
Văn hóa
Đăng thảo luận
2024-10-19 15:14:51 · 来自171.11.242.138回复
2024-10-19 15:24:58 · 来自182.92.125.22回复